Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 10 2019 lúc 5:16

a) Đặc điếm phân b

- Đây là vùng có mật độ dân số trung bình 207 người/km2 năm 2006 (thấp hơn mức trung bình cả nước 254 người/km2), thấp hơn nhiều so với các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

- Sự phân bố dân cư không đồng đều:

+ Trong toàn vùng: mật độ dân số dao động từ mức thp nhất là dưới 50 người/km2 đến mức cao nhất là trên 2.000 người/km2 với 7 cấp độ khác nhau.

· Trên 2000 người/km2: tập trung ở các thành phố lớn nhất trong vùng là Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 1.001 - 2.000 người/km2: tập trung ở ven các đô thị lớn như các thành phố Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 501 - 1.000 người/km2: phân bố tập trung ở các đồng ven biển lớn như Thanh Hoá, Nghệ An và ở các đô thị như Đồng Hới, Đông Hà.

· Từ 201 - 500 người/km2: tập trung ở ven biển, dọc theo quốc lộ 1A như khu vực ven biển phía nam Thanh Hoá, phía bắc Hà Tĩnh, phía bắc Quảng Bình,...

· Từ 101 - 200 người/km2: thuộc vùng đồi trung du trước núi Ngh An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,...

· Từ 50 - 100 người/km2: tập trung trên phần lớn diện tích tỉnh Quảng Bình và phía tây nam các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

· Dưới 50 người/km2: chủ yếu là trên các vùng núi cao giáp biên giới Việt - Lào (thuộc Trường Sơn Bắc).

+ Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực:

· Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ dân số phần lớn trên 200 người/km2), vùng đồi núi phía tây có mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 100 người/km2).

· Giữa thành thị và nông thôn: dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, mạng lưới đô thị còn mỏng nên quy mô dân số đô thị ít.

b) Giải thích

- Sự phân bố dân cư không đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:

+ Nhân tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, đt đai, nguồn nước, thiên tai, trong đó chủ yếu là địa hình (khu vực vùng núi cao hiểm trở dân cư thưa thớt hơn vùng đồng bằng ven biển).

+ Nhân tố kinh tế - xã hội: trong đó trình độ phát triển kinh tế, tính chất của nền sản xuất là nhân tố quyết định.

- Khu vực đông dân nhất là các thành phố, thị xã có nền kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.

- Các khu vực đồng bằng gắn với họat động trồng lúa nước, họat động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có mức độ tập trung dân đông hơn so với khu vực trồng hoa màu ở vùng đồi núi phía tây.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 12 2019 lúc 11:48
Mật độ dân số Vùng phân bố chủ yếu

- Dưới 1 người/km2

- Từ 1 – 10 người/km2

- Từ 51- 100 người/km2

- Trên 100 người/km2

- Bán đảo A – la – xca và phía Bắc Ca – na – đa

- Hệ thống Cooc – đi – e

- Dải đồng bằng hẹp vem Thái Bình Dương

- Phía đông Mi – xi – xi – pi

- Dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải đông bắc Hoa Kì

Bình luận (0)
Nguyenanhtuan
25 tháng 1 2021 lúc 20:03

Mật độ dân số

Vùng phân bố chủ yếu

Dưới 1 người/km2

bán đảo a-lat-xca và phía bắc Canađa

Từ 1-10 người/km2

khu vực hệ thống Cooc-đi-e

Từ 11-50 người/km2

dãy đồng bằng hẹp bên Thái Bình Dương

Từ 51-100 người/km2

phía đông Hoa Kì

Trên 100 người/km2

dải đất ven hồ phía nam Hồ Lớn và vùng đồng bằng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 12 2017 lúc 17:59

- Mật độ dân số, tỉ lê người biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân thành thị ở vùng Đông Bắc cao hơn vùng Tây Bắc.

- Tỉ lệ gia tăng dân số của vùng Tây Bắc cao hơn vùng Đông Bắc.

- Thu nhập bình quân đầu người một tháng của vùng Đông Bắc và Tây Bắc cao hơn mức trung bình của cả nước

- Tỉ lệ hộ nghèo của vùng Đông Bắc và Tây Bắc cao hơn mức trung bình cả nước

- Nhìn chung, vùng Đông Bắc có trình độ phát triển dân cư, xã hội cao hơn vùng Tây Bắc.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 6 2018 lúc 6:07

HƯỚNG DẪN

a) Khái quát chung về Bắc Trung Bộ

- Gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy núi Bạch Mã.

- Diện tích, dân số.

b) Nhận xét

- Mật độ dân số: Ở mức trung bình so với các vùng khác trong cả nước (khoảng 100 - 200 người/km2).

- Dân cư phân bố không đều (giữa khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng, giữa đồi và núi, giữa các đồng bằng với nhau, giữa thành thị và nông thôn, trong phạm vi một tỉnh).

- Phân hoá thành hai vùng rõ rệt:

+ Khu vực dân cư đông đúc nhất: Đồng bằng ven biển (501 - 1000 người/km2).

+ Khu vực dân cư thưa thớt nhất: Đồi núi phía tây (nhiều nơi mật độ dưới 50 người/km2).

c) Giải thích

- Phân bố dân cư của Bắc Trung Bộ là kết quả tác động của nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Nguyên nhân quyết định sự phân bố dân cư là trình độ phát triển và tính chất nền kinh tế. Cụ thể:

+ Do trình độ phát triển kinh tế của vùng ở mức trung bình so với các vùng khác nên mật độ dân số không cao.

+ Trong nội bộ vùng, khu vực đồng bằng ven biển (phía đông) có nền kinh tế phát triển nhất: phát triển cây lương thực, thực phẩm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản; phát triển công nghiệp (các trung tâm và các điểm công nghiệp như Thanh Hoá, Vinh, Đồng Hới, Huế...). Vì thế, ở đây có mật độ dân số cao nhất.

- Ngoài ra, còn phải kể đến nhân tố tự nhiên như địa hình, đất đai. Khu vực đồi núi phía tây là địa hình núi hiểm trở; đất đai bị xâm thực, xói mòn, bạc màu... kinh tế chậm phát triến. Vì thế, dân cư ở đây rất thưa thớt.

Bình luận (0)
Lê Phan Bảo Khanh
1 tháng 9 2023 lúc 11:37

Tham khảo

a) Khái quát chung về Bắc Trung Bộ

- Gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy núi Bạch Mã.

- Diện tích, dân số.

b) Nhận xét

- Mật độ dân số: Ở mức trung bình so với các vùng khác trong cả nước (khoảng 100 - 200 người/km2).

- Dân cư phân bố không đều (giữa khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng, giữa đồi và núi, giữa các đồng bằng với nhau, giữa thành thị và nông thôn, trong phạm vi một tỉnh).

- Phân hoá thành hai vùng rõ rệt:

+ Khu vực dân cư đông đúc nhất: Đồng bằng ven biển (501 - 1000 người/km2).

+ Khu vực dân cư thưa thớt nhất: Đồi núi phía tây (nhiều nơi mật độ dưới 50 người/km2).

c) Giải thích

- Phân bố dân cư của Bắc Trung Bộ là kết quả tác động của nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Nguyên nhân quyết định sự phân bố dân cư là trình độ phát triển và tính chất nền kinh tế. Cụ thể:

+ Do trình độ phát triển kinh tế của vùng ở mức trung bình so với các vùng khác nên mật độ dân số không cao.

+ Trong nội bộ vùng, khu vực đồng bằng ven biển (phía đông) có nền kinh tế phát triển nhất: phát triển cây lương thực, thực phẩm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản; phát triển công nghiệp (các trung tâm và các điểm công nghiệp như Thanh Hoá, Vinh, Đồng Hới, Huế...). Vì thế, ở đây có mật độ dân số cao nhất.

- Ngoài ra, còn phải kể đến nhân tố tự nhiên như địa hình, đất đai. Khu vực đồi núi phía tây là địa hình núi hiểm trở; đất đai bị xâm thực, xói mòn, bạc màu... kinh tế chậm phát triến. Vì thế, dân cư ở đây rất thưa thớt.

Bình luận (0)
Phạm Hồng Minh
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 1 2019 lúc 8:34

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét

- Mật độ dân số vào loại thấp nhất so với cả nước.

- Phân bố chênh lệch

+ Chênh lệch giữa vùng núi với trung du: vùng núi có mật độ dân số thấp, trung du có mật độ dân số cao hơn.

+ Chênh lệch ngay trong mỗi vùng: Núi cao có mật độ dân số thấp hơn nhiều so với vùng núi thấp và núi trung bình; vùng trung du gần đồng bằng Bắc Bộ (ví dụ: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình...) và kề biển (ví dụ một số nơi ở Quảng Ninh) có mật độ dân số cao hơn nơi gần kề với vùng núi.

+ Chênh lệch giữa khu vực Tây Bắc và khu vực Đông Bắc.

+ Chênh lệch trong từng tỉnh.

- Phân hoá rõ giữa:

+ Tây Bắc và Đông Bắc.

+ Trung du và miền núi.

+ Nơi kề với Đồng bằng sông Hồng và những nơi còn lại.

b) Giải thích

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

+ Những khu vực kinh tế phát triển thường là khu vực dân cư tập trung cao.

+ Những khu vực kinh tế chưa phát triển thì ngược lại.

- Điều kiện tự nhiên

+ Các khu vực núi cao: điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở, bị cắt xẻ mạnh, mức độ tập trung dân cư thấp.

+ Các khu vực thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, có nhiều mặt bằng tương đối rộng, các ngã ba sông... mức độ tập trung dân cư cao hơn.

Bình luận (0)
Lê Phan Bảo Khanh
1 tháng 9 2023 lúc 11:36

Tham khảo

a) Đặc điếm phân bố

- Đây là vùng có mật độ dân số trung bình 207 người/km2 năm 2006 (thấp hơn mức trung bình cả nước 254 người/km2), thấp hơn nhiều so với các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

- Sự phân bố dân cư không đồng đều:

+ Trong toàn vùng: mật độ dân số dao động từ mức thấp nhất là dưới 50 người/km2 đến mức cao nhất là trên 2.000 người/km2 với 7 cấp độ khác nhau.

· Trên 2000 người/km2: tập trung ở các thành phố lớn nhất trong vùng là Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 1.001 - 2.000 người/km2: tập trung ở ven các đô thị lớn như các thành phố Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 501 - 1.000 người/km2: phân bố tập trung ở các đồng ven biển lớn như Thanh Hoá, Nghệ An và ở các đô thị như Đồng Hới, Đông Hà.

· Từ 201 - 500 người/km2: tập trung ở ven biển, dọc theo quốc lộ 1A như khu vực ven biển phía nam Thanh Hoá, phía bắc Hà Tĩnh, phía bắc Quảng Bình,...

· Từ 101 - 200 người/km2: thuộc vùng đồi trung du trước núi Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,...

· Từ 50 - 100 người/km2: tập trung trên phần lớn diện tích tỉnh Quảng Bình và phía tây nam các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

· Dưới 50 người/km2: chủ yếu là trên các vùng núi cao giáp biên giới Việt - Lào (thuộc Trường Sơn Bắc).

+ Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực:

· Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ dân số phần lớn trên 200 người/km2), vùng đồi núi phía tây có mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 100 người/km2).

· Giữa thành thị và nông thôn: dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, mạng lưới đô thị còn mỏng nên quy mô dân số đô thị ít.

b) Giải thích

- Sự phân bố dân cư không đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:

+ Nhân tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, thiên tai, trong đó chủ yếu là địa hình (khu vực vùng núi cao hiểm trở dân cư thưa thớt hơn vùng đồng bằng ven biển).

+ Nhân tố kinh tế - xã hội: trong đó trình độ phát triển kinh tế, tính chất của nền sản xuất là nhân tố quyết định.

- Khu vực đông dân nhất là các thành phố, thị xã có nền kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.

- Các khu vực đồng bằng gắn với họat động trồng lúa nước, họat động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có mức độ tập trung dân đông hơn so với khu vực trồng hoa màu ở vùng đồi núi phía tây.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoan
Xem chi tiết
thien pham
20 tháng 2 2022 lúc 8:52

Ở miền Bắc và ở phía tây Bắc Mĩ dân cư quá thưa thớt chủ yếu là do miền Bắc giá lạnh, phía tây là núi non hiểm trở (dải núi Coóc-đi-e)., khí hậu khô hạn

Bình luận (0)
bạn nhỏ
20 tháng 2 2022 lúc 8:52

Tham khảo:

Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam  và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt.

Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi.

Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng.Ở phía Tây thì có núi non rất hiểm trở của hệ thống núi Cooc –di – e. Do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn.

=>Ở hai khu vực này dân cư thưa thớt.

Bình luận (0)
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
20 tháng 2 2022 lúc 8:52

Tham khảo

Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt.

Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi.

Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng.Ở phía Tây thì có núi non rất hiểm trở của hệ thống núi Cooc –di – e. Do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn.

=>Ở hai khu vực này dân cư thưa thớt.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 1 2019 lúc 10:28

HƯỚNG DẪN

a) Giống nhau

- Mật độ dân số thấp.

- Phân bố dân cư không đều theo lãnh thổ.

- Có sự phân hoá rõ.

- Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn.

b) Khác nhau

- Mật độ: Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) cao hơn Tây Nguyên (TN).

- Phân bố không đều theo lãnh thổ:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: rất không đều giữa trung du và miền núi, giữa Tây Bắc và Đông Bắc, giữa nơi giáp với Đồng bằng sông Hồng và những nơi còn lại; giữa nơi ven sông và ngã ba sông với các nơi ven rìa các lưu vực sông...).

+ TN: không đều, nhưng tương đối đều hơn TD&MNBB (so các cao nguyên với nhau, giữa các cao nguyên và khu vực bán bình nguyên xen đồi ở giữa các cao nguyên kề nhau; giữa trung tâm các cao nguyên và ven rìa...).

+ Phân bố giữa thành thị và nông thôn: TD&MNBB có sự tương phản cao (dẫn chứng). Tây Nguyên có sự tương phản thấp hơn (dẫn chứng).

- Phân hoá:

+ TD&MNBB: phân hoá rõ giữa trung du và miền núi, Tây Bắc và Đông Bắc, vùng kề ĐBSH và vùng kề các dãy núi cao...

+ TN: phân hoá rõ giữa trung tâm cao nguyên và ven rìa, giữa các cao nguyên và khu vực bán bình nguyên xen đồi.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 10 2018 lúc 14:54

- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

      + Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (1192 người / km2), tiếp theo là Đông Nam Bộ, sau đó là Đông bằng sông Cửu Long, và thấp nhất là Tây Bắc.

      + Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửư Long, Đông Nam Bộ.

- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi.

Bình luận (0)